Kiến thức bộ môn Vật lý rất rộng và sâu, tuy nhiên với mục đích thi tốt nghiệp THPT thì có thể chỉ dừng lại ở 3 cấp độ.
Cụ thể:
1. Cấp độ nhận biết: thí sinh chỉ cần nhớ lại các khái niệm, định luật, định lí, tính chất và đơn vị các đại lượng vật lí theo chương trình sách giáo khoa vật lí lớp 12 hiện hành.
2. Cấp độ thông hiểu: thí sinh nắm được ý nghĩa các định luật, các hiện tượng, các đại lượng trong công thức. Ví dụ trong phương trình dao động điều hòa x =Acos(ωt + φ) cm, thì thí sinh phải biết được x là li độ tính theo đơn vị cm; A là biên độ, hay li độ cực đại tính theo đơn vị cm; ω là tần số góc tính theo đơn vị rad/s; ωt + φ là pha dao động tính theo đơn vị rad; φ là pha ban đầu, tính theo đơn vị rad.
3. Cấp độ vận dụng: thí sinh áp dụng được các công thức, các định luật, các hiện tượng vật lí để giải được những bài toán vật lí đơn giản.
Do đó để ôn tập tốt môn Vật lí, chuẩn bị cho kí thi tốt nghiệp THPT năm 2011 thí sinh cần chú ý:
- Bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí năm học 2011 của Bộ GD-ĐT.
- Bám sát sách giáo khoa và sách bài tập vật lí lớp 12, không được học tủ, học lệch, kể cả những câu đã thi các năm trước cũng không được bỏ qua.
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản cho từng chương, đồng thời phân loại bài tập theo các cấp độ nêu trên.
- Để vận dụng giải nhanh các bài tập trắc nghiệm trong các chương: Dao động cơ; sóng cơ và sóng âm; dòng điện xoay chiều và dao động điện từ thì các em cần sử dụng thành thạo liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa; giản đồ Fre-nen.
- Quy đổi thành thạo các đơn vị của các đại lượng vật lí trong công thức, biết được liên hệ giữa các đơn vị của cùng một đại lượng. Ví dụ cũng là đơn vị năng lượng nhưng cũng có thể là J hoặc eV (1 eV = 1,6.10-19 J).
- Phân bố quỹ thời gian hợp lí, không nên quá lo lắng bởi nếu quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và sức khỏe.
Sau khi các em đã chuẩn bị tốt kiến thức thì khi tiến hành làm bài thi cần chú ý:
- Đọc kĩ đề bài, kể cả phần dẫn và phần trả lời.
- Chú ý đến các yêu cầu của đề bài là chọn câu đúng hay câu sai. Có nhiều thí sinh khi bài toán yêu cầu chọn câu sai thì lại chọn câu đúng và ngược lại.Để tránh được tình trạng này thì các em cần đọc kĩ cả 4 câu trả lời A, B, C, D, lúc đó các em sẽ phát hiện được có 3 đáp án cùng đúng hoặc cùng sai và sẽ chọn được đáp án theo yêu cầu bài toán.
- Cẩn thận với các đơn vị của đáp án. Ví dụ khi tính biên độ của dao động điều hòa bằng 3 cm, nhưng trong đáp án có thể là 3 m; 0,03 cm; 0,03 m. Đây là cái “bẫy” dành cho những thí sinh không cẩn thận.
- Khi gặp một câu không làm được thì cần nhanh chóng bỏ qua để chuyển qua câu khác.
1. Cấp độ nhận biết: thí sinh chỉ cần nhớ lại các khái niệm, định luật, định lí, tính chất và đơn vị các đại lượng vật lí theo chương trình sách giáo khoa vật lí lớp 12 hiện hành.
2. Cấp độ thông hiểu: thí sinh nắm được ý nghĩa các định luật, các hiện tượng, các đại lượng trong công thức. Ví dụ trong phương trình dao động điều hòa x =Acos(ωt + φ) cm, thì thí sinh phải biết được x là li độ tính theo đơn vị cm; A là biên độ, hay li độ cực đại tính theo đơn vị cm; ω là tần số góc tính theo đơn vị rad/s; ωt + φ là pha dao động tính theo đơn vị rad; φ là pha ban đầu, tính theo đơn vị rad.
3. Cấp độ vận dụng: thí sinh áp dụng được các công thức, các định luật, các hiện tượng vật lí để giải được những bài toán vật lí đơn giản.
Do đó để ôn tập tốt môn Vật lí, chuẩn bị cho kí thi tốt nghiệp THPT năm 2011 thí sinh cần chú ý:
- Bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí năm học 2011 của Bộ GD-ĐT.
- Bám sát sách giáo khoa và sách bài tập vật lí lớp 12, không được học tủ, học lệch, kể cả những câu đã thi các năm trước cũng không được bỏ qua.
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản cho từng chương, đồng thời phân loại bài tập theo các cấp độ nêu trên.
- Để vận dụng giải nhanh các bài tập trắc nghiệm trong các chương: Dao động cơ; sóng cơ và sóng âm; dòng điện xoay chiều và dao động điện từ thì các em cần sử dụng thành thạo liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa; giản đồ Fre-nen.
- Quy đổi thành thạo các đơn vị của các đại lượng vật lí trong công thức, biết được liên hệ giữa các đơn vị của cùng một đại lượng. Ví dụ cũng là đơn vị năng lượng nhưng cũng có thể là J hoặc eV (1 eV = 1,6.10-19 J).
- Phân bố quỹ thời gian hợp lí, không nên quá lo lắng bởi nếu quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và sức khỏe.
Sau khi các em đã chuẩn bị tốt kiến thức thì khi tiến hành làm bài thi cần chú ý:
- Đọc kĩ đề bài, kể cả phần dẫn và phần trả lời.
- Chú ý đến các yêu cầu của đề bài là chọn câu đúng hay câu sai. Có nhiều thí sinh khi bài toán yêu cầu chọn câu sai thì lại chọn câu đúng và ngược lại.Để tránh được tình trạng này thì các em cần đọc kĩ cả 4 câu trả lời A, B, C, D, lúc đó các em sẽ phát hiện được có 3 đáp án cùng đúng hoặc cùng sai và sẽ chọn được đáp án theo yêu cầu bài toán.
- Cẩn thận với các đơn vị của đáp án. Ví dụ khi tính biên độ của dao động điều hòa bằng 3 cm, nhưng trong đáp án có thể là 3 m; 0,03 cm; 0,03 m. Đây là cái “bẫy” dành cho những thí sinh không cẩn thận.
- Khi gặp một câu không làm được thì cần nhanh chóng bỏ qua để chuyển qua câu khác.
- Phải áp dụng đúng công thức, bởi nếu các em áp dụng công thức sai thì trong đáp án vẫn có kết quả hoàn toàn giống như kết quả của các em tính ra, và như thế cứ tưởng là mình đúng nhưng hóa là lại bị “lừa”.
Chúc các em một mùa thi thành công!
Thạc sỹ Đặng Đình Bình
Giáo viên Vật lí Trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét