Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

139 Bai Tiêu Luân Triêt Hoc


Đây là 139 bài tiểu luận triết học có danh sách đính kèm, sưu tầm post lên cho mọi người tham khảo

T001 Bản sắc dân tộc trong nền KT mở
T002 Đấu tranh giai cấp
T003 Công pháp và tư pháp trong hiến pháp TBCN
T004 LLSX và các quan hệ SX
T005 Lý luận của chủ nghĩa Mác con người và vấn đề con người trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
T006 Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người
T007 Lý luận nhận thức, vận dụng quan điểm đó cho sự phát triển của KT VN trước và sau mười năm đổi mới đến nay
T008 Lý luận thực tiễn và sự vận dụng quan điểm đó vào quá trình đổi mới ở VN
T009 Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình XD nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở VN
T010 Máy móc đạt công nghiệp và vai trò của nó đối với VN
T011 Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
T012 LLSX, QHSX và quy luật SX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX
T013 Cơ sở lý luận về chuyển đổi nền KTTT
T014 Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của LLSX và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở VN
T015 Quan hệ lượng - chất, nhân - quả và thực trạng của nền KT VN trước xu thế toàn cầu hoá
T016 Con người dưới góc nhìn của triết học và vấn đề con người trong quá trình đổi mới hiện nay
T017 Việc làm, thất nghiệp và lạm phát
T018 Vấn đề đổi mới LLSX và QHSX trong quá trình CNH - HĐH ở VN
T019 Tín dụng, cơ sở lý luận và thực tiễn tại VN
T020 Nhưng tư tưởng cơ bản của nho giáo và sự ảnh hưởng của nó tới nước ta
T021 Sinh viên và thất nghiệp
T022 Tri thức và nền KT tri thức
T023 Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
T024 Cuộc cách mạng triết học của Mác - Ănghen và ý nghĩa
T025 Vận dụng lý luận phương thức SX phân tích sự phát triển của nhà máy nước Rạng Đông
T026 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
T027 Các phép biện chứng
T028 Phật giáo và ảnh hưởng của nó tới VN
T029 Phật giáo, quá trình hình thành và phát triển
T030 KTTT theo định hướng XHCN
T031 Thành tựu và hạn chế của phép duy vật biện chứng
T032 Phân tích thực chất cuộc cách mạng triết học của Mác - Ănghen và ý nghĩa
T033 Giai cấp CN và vai trò của Đảng cộng sản đối với sự phát triển của CNXH
T034 Một số vấn đề thực tiễn và cơ sở lý luận đối với quá trình CNH - HĐH ở VN
T035 Con người và các mối quan hệ
T036 Vai trò của con người trong công cuộc CNH - HĐH đất nước
T037 Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống XH
T038 Văn hoá kinh doanh dưới cái nhìn triết học
T039 Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp VN trong quá trình hội nhập
T040 Vấn đề thất nghiệp của sinh viên
T041 Con người và bản chất
T042 Hình thái KTXH
T043 Ý thức, tri thức và vai trò
T044 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
T045 Thực trạng giao thông và nguyên nhân T046 Vật chất và ý thức
T047 CNH - HĐH và vai trò của nó trong quá trình tiến lên CNXH ở nước ta
T048 CNH - HĐH và vai trò của nó trong quá trình tiến lên CNXH ở nước ta
T049 Mâu thuẫn và vấn đề XD nền KT độc lập, tự chủ
T050 Quan điểm toàn diện và vận dụng CNH - HĐH
T051 Quan điểm lịch sử cụ thể đối với quá trình phát triển KT
T052 Quy luật sự thống nhất biện chứng giữa các mặt đối lập
T053 Mâu thuẫn biện chứng và biểu hiện
T054 Phép biện chứng duy vật và vấn đề phát triển KT
T055 Phật giáo
T056 Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
T057 Phật giáo qua các giai đoạn
T058 Địa vị pháp lí của các cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước
T059 Quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền KTTT
T060 Những mâu thuẫn biện chứng trong nền KTTT theo định hướng XHCN ở VN
T061 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
T062 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và thực tiễn
T063 Thực trạng giao thông, nguyên nhân và giải pháp (quan hệ nhân quả)
T064 Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và vận dụng cho sự phát triển KTTT ở nước ta
T065 Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
T066 Ô nhiễm môi trường
T067 Kiến trúc Hà Nội
T068 CNH - HĐH, thực trạng và giải pháp
T069 CNH - HĐH dưới góc nhìn triết học
T070 Tư duy lí luận
T071 Lý luận về hình thái KT
T072 Lý luận về hình thái KT
T073 CNH - HĐH và vai trò của nó trong quá trình tiến lên CNXH ở nước ta
T074 Sự phù hợp của quan hệ SX và sự phát triển của LLSX
T075 Học thuyết về hình thái KTXH
T076 Vai trò của khoa học kĩ thuật đối với sự phát triển của LLSX
T077 Những mâu thuẫn biện chứng trong nền KTTT theo định hướng XHCN ở VN
T078 Cơ sở lí luận triết học của quá trình CNH - HĐH theo định hướng XHCN ở VN
T079 Quan hệ SX phù hợp
T080 Cơ sở lí luận triết học của quá trình CNH - HĐH theo định hướng XHCN ở VN
T081 VN trong xu thế hội nhập dưới con mắt triết học
T082 Nền KTTT và phạm trù nội dung - hình thức
T083 Thực trạng của vấn đề xe Bus và giải pháp
T084 Nhân tố con người trong sự phát triển LLSX và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
T085 VN trong xu thế hội nhập dưới con mắt triết học
T086 Nguyên lí hình thái kinh tế và ảnh hưởng của nó trong hoạt động ngân hàng
T087 Quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và XH
T088 Cơ sở lí luận khoa học phát triển không ngừng và cách mạng KHCN
T089 Phạm trù nội dung - hình thức và sự phát triển thương hiệu
T090 Mối quan hệ giữa cá nhân và XH
T091 Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý
T092 Con người và nhân tố con người trong sự phát triển nền KT tri thức
T093 Những nét lịch sử cơ bản của sự hình thành phép biện chứng
T094 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển phép biện chứng duy vật
T095 Mối quan hệ giữa sự phân công lao động XH và XH hoá SX qua một số tác phẩm thời kì đầu của Mác
T096 Tôn giáo
T097 Sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây
T098 LLSX và QHSX
T099 Mối quan hệ giữa sự phân công lao động XH và XH hoá SX qua một số tác phẩm thời kì đầu của Mác
T100 Mối quan hệ giữa TBCN và người lao động
T101 Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực
T102 Biện chứng của sự phát triển nền KT nhiều thành phần ở VN trong thời kì quá độ lên CNXH
T103 Quan điểm toàn diện trong sự đổi mới nền KT ở VN
T104 Mâu thuẫn biện chứng và sự thống nhất giữa các mặt đối lập
T105 Mối quan hệ biện chứng giữa TLSX và LLSX
T106 Quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX
T107 Quá trình phát triển của phép biện chứng
T108 Phép biện chứng và tư duy biện chứng
T109 Lý luận hình thái KTXH
T110 Phật giáo
T111 Sinh viên và thất nghiệp
T112 Hôn nhân dưới cái nhìn triết học
T113 Hình thái KTXH
T114 Hình thái KTXH
T115 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
T116 Quy luật mâu thuẫn
T117 Lý luận hình thái KTXH
T118 Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
T119 Quy luật lượng - chất
T120 CNH - HĐH ở VN trong thời kỳ quá độ
T121 CNH - HĐH nông thôn ở nước ta
T122 CNH - HĐH
T123 Đào tạo nguồn lực con người
T124 Hình thái KTXH
T125 Đào tạo nguồn lực con người
T126 Quá trình chuyển đổi sang nền KTTT và sự vận dụng quan điểm triết học Mác - Lênin
T127 Nho giáo
T128 Mối liên hệ biện chứng giữa các thành phần KT
T129 Quan điểm của Mác - Ănghen về vật chất
T130 Nhân cách và nhận thức TL KTCT & CNXH KH KC001 CNH - HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp XD XHCN ở nước ta

link download Nguyễn Thành Danh
http://www.mediafire.com/?24u4fmky6gagmtr

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Thế giới có thể bị tê liệt vì bảo mặt trời

Thế giới có thể bị tê liệt vì bảo mặt trời

Theo các nhà khoa học, năm 2012, một trận bão từ Mặt Trời giống hiện tượng từng xảy ra năm 1859 sẽ đổ sập tới trái đất, gây thiệt hại to lớn vì loài người đã phụ thuộc quá nhiều vào điện.

Hiện tượng cực quang ở vùng cực, luồng gió mặt trời "hiện hình" khi va đập vào bầu khí quyển.

Kịch bản cho "ngày bão đổ bộ"

Một báo cáo đăng trên tạp chí khoa học New Scientist số mới nhất cho thấy, trận siêu bão Mặt Trời sắp tới có thể trở thành một thảm họa và là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền văn minh nhân loại trong tương lai.

Ngày 1/9/1859, chỉ 48 giờ sau khi Richard Carrington, nhà thiên văn học người Anh phát hiện một vệt sáng tách khỏi bề mặt Mặt trời, các dải cực quang chiếu sáng toàn bộ bầu trời đêm kéo dài đến cả những vùng nhiệt đới. Ánh sáng này mạnh đến nỗi người ta có thể đọc báo giữa đêm khuya. Ở California, những người thợ mỏ bị đánh thức vào lúc hai giờ sáng vì tưởng rằng ánh sáng ngày mới đã đến.
Các nhà khoa học ước lượng, trái Đất đã gần như bị nhấn chìm trong điện. Tuy nhiên, khi đó thiệt hại không đáng kể vì toàn bộ chuyển động của thế giới vận hành bằng hơi nước và sức người. Thời đó, thiệt hại đáng kể có lẽ chỉ là các điện tín viên. Họ bị giật bởi các dòng điện tạo ra do bão Mặt Trời tràn lan khắp hệ thống đường tín hiệu.

Nhưng ngày nay, mọi sự đã khác. Một trận siêu bão điện từ tương tự năm 1859 sẽ sinh hàng nghìn ra tỷ watt điện dư thừa. Lượng điện này sẽ làm tan chảy linh kiện của các máy biến thế khắp nơi trên toàn thế giới. Tất cả các hoạt động ở nhiều quốc gia vốn phụ thuộc chặt chẽ và điện năng sẽ bị tê liệt: các nhà máy, hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước, hệ thống thông tin và viễn thông, hệ thống cung cấp và phân phối hàng hóa,...

Nền văn minh bị đẩy lùi hàng thập kỷ

Bão Mặt Trời hay gió Mặt Trời, là luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của Mặt Trời mang theo các hạt electron và proton năng lượng cao (khoảng 500KeV). Những luồng gió hạt điện tích này thường xuyên thổi đến Trái Đất, gây ra lo ngại đối với sức khỏe của các phi hành gia và các vệ tinh nhân tạo ngoài vũ trụ.

Năm 2012, từ quyển của trái đất đối mặt với cơn bão từ trường mạnh nhất trong lịch sử hiện đại.
Tuy nhiên đối với những sinh vật nằm trong sự bảo vệ bầu khí quyển và từ quyển của Trái Đất, bão Mặt Trời thường chỉ gây ra một số hiện tượng như bão từ, cực quang...

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, bão mặt trời có chu kỳ 11 năm, tuy nhiên mức độ của mỗi lần hoạt động là khác nhau. Theo các nhà khoa học, đỉnh điểm tiếp theo của hoạt động này sẽ diễn ra vào năm 2012, có nhiều khả năng sẽ rơi vào gần ngày Xuân phân hoặc Thu phân.

Khi đó, các nước ít bị ảnh hưởng nhất là các nước đang phát triển. Những nước thuộc thế giới thứ ba vẫn thường phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa tự nhiên do cơ sở hạ tầng kém phát triển, lại sẽ có khả năng thích ứng rất nhanh nếu như thảm họa bão Mặt Trời xảy ra. Ngược lại, các quốc gia phát triển sẽ bị tê liệt gần như hoàn toàn, và sẽ phải mất hàng thập kỷ mới có thể quay trở lại nhịp sống như cũ.

Sự sống ngoài Trái Đất có thể nảy mầm trên vệ tinh Titan

Sự sống ngoài Trái Đất có thể nảy mầm trên vệ tinh Titan

Nếu có sự sống tồn tại trên Titan, thì đó chính là suy đoán của mọi người về cuộc sống ngoài hành tinh sẽ như thế nào.

 
Thể hiện của họa sỹ về các hồ hydrocarbon cùng những bờ đá tảng và băng của vệ tinh lớn nhất của sao Thổ: mặt trăng Titan
Vệ tinh lớn nhất của sao Thổ không phải là một ứng viên tốt nhất cho một thế giới giống như Trái đất bởi vì nó hầu như không có nước ở dạng lỏng trên bề mặt. Nhưng, một trong những đặc điểm hứa hẹn của Titan là sự hiện diện của những hồ chứa đầy hydrocarbon lỏng như metan (CH4) hay etan (C2H6). Những cái hồ này đã được tầu Cassini-Huyghens của NASA phát hiện ra gần đây. Hiện tầu thăm dò này vẫn đang bay vòng quanh sao Thổ. Hiện tại Titan là thiên thể duy nhất trong hệ Mặt trời ngoài Trái đất được biết có chất lỏng trên bề mặt.

Một nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng căn cứ vào thành phần và thể tích, các hồ trên mặt trăng Titan có thể là nơi chứa tốt cho các dạng hóa chất tiền sinh học mà từ đó có thể dẫn tới sự sống. Những tia vũ trụ năng lượng cao chiếu vào các hồ và có thể kích hoạt những phản ứng để tạo thành những phân tử phức tạp hơn.
Tetsuya Tokano, một nhà nghiên cứu hành tinh tại ĐHTH Cologne – Đức và là tác giả của bài báo nói:”Tôi nhận thấy rằng kết quả rất phụ thuộc vào thành phần hóa học của chất lỏng trong các hồ. Nếu một vài hợp chất nào đó bị mất, và thế là các hồ này có thể bị đông cứng hoặc khô cạn đi. Nhưng nếu các hồ có chưúa một hỗn hợp gồm etan, metan và nitơ, chúng có thể tổn tại nhiều năm và tạo ra một môi trường tôt cho các hợp chất hóa học tiền sinh học”.

Mặc dầu tầu Cassini đã chụp được một số các hồ chứa hydrocarbon ở các khu vực vùng cực của vệ tinh Titan, nhưng nó không thể xác định đươc độ sâu của các hồ cũng như thành phần của hydrocarbon trong hồ

Dựa trên những thông tin có được, Tokano đã sử dụng các mô hình mô phỏng máy tinh để phân tích các bộ số liệu cho điều kiện của hồ nhằm tìm ra tập hợp điều kiện nào là phù hợp nhất cho các quá trình hóa học dạng tiền sinh hoọ và khả năng phát triển một sự sống ngoài hành tinh trên đó.

Ông đã phát hiện ra rằng khả năng các hồ trên Titan có thể phát triển sinh học không chỉ phụ thuộc vào thành phần mà còn vào kích thước của các hồ. Nếu hồ quá nông, nó có thể bay hơi hết trước khi những phản ứng quan trọng xẩy ra. Trái lại, nếu hồ quá sâu, nó có thể tạo ra một lớp đáy không hoà trộn tốt với các lớp trên và do vậy một số hóa chất quan trọng có thể bị cô lập mà không thể tham gia các phản ứng.

Các dạng sự sống ngoài hành tinh

Thực ra chúng ta vẫn chưa biết nhiều về Titan cũng như liệu có sự sống trên đó hay không. Tokano nói:”Nếu trên Titan tồn tại sự sống, nó có thể rất khác với sự sống trên Trái đất, và chúng ta vẫn không biết liệu một sự sống như vậy có thể tồn tại hay không. Đó chỉ là phỏng đoán.”

Do Titan có nhiệt độ thấp, thiếu ô xy và thiếu nước ở dạng lỏng, do vậy nếu có một sự sống thì đó có thể là sự sống dựa vào nguyên tố silic (sự sống trên Trái đất dựa vào carbon).
Sự sống dựa trên silic sẽ phải sử dụng nguyên tố Si để xây dựng các tế bào chứ không phải từ carbon như sự sống trên Trái đất vẫn làm. Bởi vì Si nặng hơn C và tạo liên kết với các nguyên tố khác một cách khác hẳn, do vậy các tế bào có cơ sở Si chắc chắn trông sẽ khác và hoạt động cũng khác so với các tế bào mà chúng ta vẫn biết. Thay vì sử dụng nước làm dung môi cho các quá trình trao đổi chất, sự sống có cơ sở Si hẳn phải dùng một hợp chất khác. Một số nhà khoa học đã dự đoán là hỗn hợp các hydrocarbon trên hệ thống hồ của Titan có thể đóng vai trò như một dung môi cho các dạng sự sống trên đó.

Mặt trăng bí hiểm

Còn rất nhiều câu hòi chưa có lời giải về các hồ trên Titan, kể cả trông chúng như thế nào nếu được nhìn gần.”Một số hồ lớn như các Hồ Lớn ở Michigan.- Tokano nói- Tôi không biết mầu chính xác, nhưng một hồ sâu hơn sẽ phải có mầu sậm hơn những hồ nông, và có lẽ mầu của chúng không phải là mầu xanh dương”.

Tokano và các nhà khoa học khác rất muốn có nhiều thông tin nữa để có thể giải quyết những bí ẩn này. Họ đang vận động cho một chuyến bay hiện đại tới Titan và gửi về Trái đất những số liệu về các hồ trên. Cho tới nay chưa có một kế hoạch nào được xác nhận, mặc dầu cả NASA và ESA đều đang nghiên cứu các dự án trên. Tokano nói:”Tôi hy vọng sẽ có những tầu thăm dò trong tương lai, nhưng có lẽ cũng phải mất 20 hoặc 30 năm nữa. Tôi muốn biết độ sâu của các hồ, và thành phần hóa học chính xác của chúng. Về mặt nguyên tắc, nếu chúng ta có một chuyến bay tới Titan, một tầu thăm dò có thể hạ cánh xuống chính mặt hồ và điều đó (độ sâu và thành phần của hồ) có thể thực hiện được”.

Nghiên cứu thành phần hóa học của các hồ trên Titan có thể rất quan trọng không chỉ trong việc tìm kiếm một sự sống ngoài Trái đất, mà còn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về nguồn gốc sự sống trên chính hành tinh xanh của chúng ta.

Sét – Hiện tượng tự nhiên huyền bí

Sét – Hiện tượng tự nhiên huyền bí

Nhanh hơn những gì chúng ta tưởng tượng, nóng gấp 6 lần nhiệt độ trên bề mặt mặt trời, sét dường như thách thức các quy luật vật lý và có thể gây tử vong nếu trúng vào người nào đó. Những thử nghiệm gây sốc nhằm chứng tỏ rằng sét là một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất, mang tính hủy diệt nhất và quan trọng nhất trên trái đất.
Sét đánh. Những tia lửa tĩnh điện khổng lồ xé toạc khí quyển với tốc độ 60 triệu dặm/giờ, hiệu điện thế giữa 2 đám mây tích điện trái dấu lên đến hàng tỉ volt. Chỉ trong chốc lát, dòng điện đó tạo ra các sóng ánh sáng, và chúng ta nhìn thấy các tia chớp chiếu sáng rực bầu trời. Không khí bên trong các đám mây nóng dần lên đến hơn 50.000 độ F, nó giản nở cực kỳ nhanh và sau đó phát nổ. Đó cũng là lúc tai ta nghe tiếng sấm vang rền. Tất cả xảy ra trong không đầy một cái chớp mắt, lên đến 8 triệu lần mỗi ngày. Đây là một trong những hiện tượng tự nhiên xảy ra thường xuyên nhất, được quan sát tốt nhất nhưng lại là một trong những hiện tượng con người hiểu biết ít nhất.
Các nhà khoa học sử dụng mọi công cụ kỹ thuật sẵn có để nghiên cứu sét mà trước đó họ không thể làm như thế được. Những gì họ phát hiện chính là sét quá mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đi đến một nhận định quan trọng nằm ngoài tưởng tượng:Sét là một trong những thành phần cơ bản cấu thành sự sống trên trái đất”.
Một thử nghiệm được thực hiện là dựng lại hiện trường của một người bị sét đánh. Thử nghiệm diễn ra nhanh đến độ chúng ta cần làm khoảnh khắc va chạm giữa điện và manercanh đứng lại. Mồ hôi dẫn điện xuống chân. Gậy chơi golt cung cấp đường dẫn đưa điện đến mặt đất. Dòng điện khổng lồ đi trệch hướng khỏi các cơ quan chủ yếu. Thí nghiệm trên cho thấy một điều là đối với hầu hết những người sống sót sau khi bị sét đánh trúng, có nhiều yếu tố quan trọng khác, như gậy chơi golt hay mồ hôi, giúp chuyển dòng điện nguy hiểm sang nơi khác và giải thích vì sao họ không chết.
Sét là gì mà có uy lực đến kinh hồn như thế? Cuộc truy tìm lời giải đáp sẽ đưa chúng ta đến một trong những nơi có nhiều bão nhất và các cơn sét đặc biệt nhất trên hành tinh. Hãy theo chân sấm chớp trong chuyến du hành của chúng ở trên không. Mọi người đều biết chuyện gì xảy ra khi bão “dương oai diễu võ”. Hãy quay ngược lại thời điểm trước khi sét đánh để tìm hiểu xem cái gì khơi mào cho hiện tượng kỳ bí này. Thành phố Darwin là quê hương của một số trận bão dữ dội nhất thế giới nằm ở phía Bắc Australia. Chỉ trong vòng vài giờ, Darwin hứng chịu gần 1600 đợt tấn công từ sét. Thành phố này là nơi lý tưởng để nghiên cứu một trong những bí ẩn lớn nhất của tự nhiên – cái gì khuấy động sấm chớp? Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã có mặt ở đây và bắt tay ngay vào việc. Họ sử dụng radar và cả một phi đội máy bay tìm câu trả lời nằm sâu bên trong các đám mây hung tợn. Khí nhiệt đới ẩm thấp và nhiệt tích tụ cho thấy đây không phải là những đám mây bình thường. Chúng có thể nâng mình lên cao 40.000 feet với vận tốc 60 dặm/giờ. Nằm trên bão 13 dặm, máy bay do thám cũ của Nga được sửa đổi có nhiệm vụ thu thập dữ liệu về đám mây bên dưới. Ở một nơi nào đó bên trong đám mây này, sét chuẩn bị đợt tấn công mới. Hiểu quá trình đó như thế nào đã trở thành thách đố đối với các nhà khoa học trong hàng thế kỷ qua. Họ nghĩ các đám mây đóng vai trò như máy phát điện khổng lồ. Bên trong, từng giọt nước nhỏ trồi mình lên trên. Chúng đông lại và rơi ngược xuống dưới giống như băng. Chúng tương tác nhau. Các hạt tích điện chuyển từ giọt này sang giọt khác. Những hạt mà trước đây trung tính giờ thành các hạt tích điện dương và âm. Các hạt tích điện âm chìm xuống đáy của đám mây, còn các hạt tích điện dương đi theo hướng ngược lại. Khi các hạt tích điện âm và dương hợp nhất, sét sẽ xuất hiện. Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Còn thực tế có thể khác xa hơn nhiều. Không khí không phải là chất dẫn điện tốt. Điện không thể xuyên qua không khí một cách dễ dàng. Để làm được điều đó, nhất thiết phải có thay đổi ở cấu trúc khí quyển. Nhưng điều này cần đến hàng triệu, thậm chí hàng tỉ volt. Các nhà khoa học tìm kiếm các vùng tích điện khổng lồ trên bầu trời. Nhưng ngay cả bên trong những đám mây bão ở bầu trời Darwin, người ta chưa tìm thấy các vùng như thế. Trong câu chuyện về sấm sét vẫn còn thiếu một mảng, đó cũng là thách đố khiến nhà vật lý học Joe Dwyer đến từ Viện kỹ thuật Florida say mê. Ông nói: Sét là một hiện tượng làm chúng ta bối rối. Chúng ta đã nghiên cứu sét từ thời Benjamin Franklin. Nhiều năm đã qua nhưng các câu hỏi lớn vẫn chưa có lời giải đáp – sét hoạt động như thế nào, bắt đầu ra sao trong cơn bão sấm, và lan truyền xuyên không khí theo cách thức nào?”